Trang chủ » Tin Tức » Khoa học công nghệ

Điều chỉnh giải pháp thiết kế hợp lý để giảm đáng kể khối lượng xây dựng công trình trong công tác thẩm tra TKKT dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan (giai đoạn 1)

Chủ nhật - 19/11/2017 21:53
Đề tài do kỹ sư Nguyễn Xuân Thủy thực hiện trình bày tại hội thi đồ án xuất sắc - ý tưởng sáng tạo TEDI2017, nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải - CTCP. Nội dung của đề tài chi tiết như sau:
1. Tổng quan:
Theo quy hoạch đường bộ cao tốc Việt Nam được Chính phủ phê duyệt, các đoạn tuyến cao tốc đang được đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau trong đó phổ biến nhất là đầu tư theo hình thức PPP. Tại khu vực miền trung, tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã đưa vào khai thác, đoạn nối tiếp từ La Sơn (Huế) đi Túy Loan (Đà Nẵng) dài 78km đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư với quy mô hoàn chỉnh Bn=22,5m và phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô nền đường Bn=12m. Dự án được đầu tư theo hình thức BT do Liên danh các nhà đầu tư thực hiện và Ban QLDA đường Hồ Chí Minh là đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các thông tin cơ bản của dự án như sau:
-       Tốc độ thiết kế:
+ Đoạn Km0 - đèo La Hy (Km6+743,64) và đoạn Hòa Liên (Km66+247,07)-Túy Loan (km79+800): Vtk=80km/h.
+ Đoạn đèo La Hy (Km6+743,64) – Hòa Liên (Km66+247,07): Vtk=60km/h.
TT Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu Đơn vị Tốc độ thiết kế (km/h)
60 80
1 Độ dốc siêu cao lớn nhất Isc không lớn hơn % 8 8
2 Bán kính đ­ường cong nằm tối thiểu Rmin tương ứng với Isc = +8%. m 140 240
3 Bán kính đ­ường cong nằm thông thường Rtt, ứng với Isc = +5%. m 250 450
4 Bán kính ứng với Isc = +2%, R m 700 1300
5 Bán kính không cần cấu tạo độ nghiêng một mái Isc= -2%, R m 1500 2500
6 Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu, Rlồi m 1500 3000
7 Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu, Rlõm m 1000 2000
8 Độ dốc dọc tối đa: imax = 6%. % 6 6
 
+ Mô đuyn đàn hồi yêu cầu của mặt đường Eyc>155Mpa.
+ Tần suất thiết kế đường P=1%.
-       Đoạn Hoà Liên – Tuý Loan (Km79+800): cao tốc hoàn chỉnh 4 làn xe.
-       Cầu thiết kế theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05, quy mô vĩnh cửu bằng BTCT và BTCT DƯL, tải trọng thiết kế HL93, lề người đi bộ 3 x 10-3 MPa, khổ cầu B = 0,5+11+0,5=12,0m.
-       Hầm thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 5729-2012, thiết kế và thi công hầm theo phương pháp NATM. Quy mô phân kỳ giai đoạn 1: B X H = (10,8 x 7,18)m.
-       Tổng mức đầu tư dự án GĐ1: 11.485 tỷ đồng, GTXL: 7.283 tỷ đồng.


2. Các ý kiến thẩm tra
Theo dự án được duyệt, Chủ đầu tư đã phân chia thành các gói thầu Tư vấn và chia thành 30 gói thầu xây lắp có chiều dài từ 1-4km và các gói thầu cầu lớn riêng biệt. Do tiến độ của dự án khá gấp nên các gói thầu thiết kế được chuyển cho TVTT một cách riêng lẻ, đứt quãng do các đơn vị TVTK khác nhau thực hiện. Việc này rất khó khăn cho công tác thẩm tra để xem xét tính tổng thể về hướng tuyến của dự án.
Theo giao nhiệm vụ của Tổng công ty và công ty CP TVTK Đường Bộ về thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình đường HCM đoạn La Sơn-Túy Loan. Sau khi xem xét một số hồ sơ TKKT (lần 1) của TVTK, tôi nhận thấy cơ bản hướng tuyến bám theo hướng tuyến trong hồ sơ dự án được Bộ GTVT phê duyệt. Tuy nhiên, với kinh nghiệm thiết kế đường miền núi có địa hình khó khăn, trong khi tuyến đường được thiết kế với quy mô là đường cao tốc, khối lượng công trình rất lớn nhưng trong các hồ sơ TKKT có nhiều đoạn có thể điều chỉnh hướng tuyến, đường đỏ thiết kế để tuyến bám sát địa hình, đặc biệt là hạn chế đào sâu, đắp cao trên sườn dốc để giảm khối lượng công trình.
Trên cơ sở hồ sơ DADT của toàn tuyến và các một số hồ sơ TKKT nhận được, sau khi đưa tim tuyến tổng lên bản đồ vệ tinh Google earth, tôi cùng các đơn vị TVTK đã đi thị sát hiện trường kiểm tra các đoạn tuyến đã được đánh dấu và đưa ra các phương án điều chỉnh cho phù hợp địa hình.
Kiểm tra các vị trí khống chế trên tuyến
 
Ngoài các điều chỉnh cục bộ nhỏ trong hồ sơ, dưới đây là một số điều chỉnh lớn, làm giảm đáng kế khối lượng công trình như sau:
 + Đoạn Km7-Km10 (Tư vấn Trường Sơn lập TKKT): tuyến đi lên đèo Tây Hy đi bên phải đường TL14B cũ. Điểm khống chế là đỉnh đèo tại Km12+.., đốivới đoạn Km7-Km10 TVTK lựa chọn giải pháp đi cách xa đường cũ và bố trí cầu địa hình kết hợp cầu vượt cắt qua đường tỉnh TL14B 2 lần với chiều dài cầu 907m (27x33m). Sau khi điều chỉnh hướng tuyến sát về đường cũ và khống chế phạm vi ảnh hưởng đến TL14B cũ theo TVTT thì chiều dài cầu còn khoảng 370m (11x33m), đồng thời cải nắn tuyến TL14B dài 300m để tuyến cao tốc không cắt qua TL14B, hạ cao độ đường đỏ tại vị trí giao cắt để có thể đắp nền thay làm cầu. Theo đó, phương án cầu Tây Hy được duyệt giảm 528m dài, tương đương 16 nhịp 33m.
+ Đoạn Km10-Km15 (Tư vấn Trường Sơn lập TKKT): Tuyến cao tốc 5 lần cắt đường TL14B phải làm 3 cầu vượt qua đường (1 cầu cọc 7 gồm 4x33m, 1 cầu cọc H6 gồm 12x33m và 1 cầu vượt đường TL14B thiếu khối lượng) với tổng chiều dài 3 cầu là 17x33m. Sau khi thi sát hiện trường, tôi đề nghị điều chỉnh tuyến toàn bộ về bên phải đường cũ, hướng tuyến thẳng đẹp hơn đồng thời tuyến cao tốc chỉ cắt qua đường TL14B cũ 1 lần bằng 1 cầu vượt 6x33m (tăng 2 nhịp), 1 cầu cọc H6 5x33m (giảm 7 nhịp), 1 cầu vượt đường TL14B 2x33m. Theo đó, phương án các cầu được duyệt giảm 132m dài, tương đương 4 nhịp 33m.
Hình 2: Điều chỉnh hướng tuyến đoạn Km10-Km13


Hình 3: Điều chỉnh hướng tuyến đoạn Km13-Km15

+ Đoạn Km15-Km16 (Tư vấn Trường Sơn lập TKKT): Sau khi thi sát hiện trường, TVTT đề nghị chỉnh tuyến về bên trái tránh đoạn suối cong đồng thời tránh ảnh hưởng trường tiểu học xã Hương Phú. Sau khi điều chỉnh hướng tuyến, chiều dài cầu Cây Xoài Km15+562 giảm từ 5x33m còn 2x33m và tuyến cao tốc không ảnh hưởng đến trường học.

Hình 4: Điều chỉnh hướng tuyến đoạn Km15-Km16

 

+ Đoạn Km23+800-Km24+900 (Tư vấn Tấn Phát lập TKKT): Theo TKKT, tuyến đi thẳng từ Km23+800 (đỉnh đồi) đến Km24+900 (đỉnh sườn dốc cao) bên dưới là rừng keo, thiết kế cầu địa hình Mụ Em với chiều dài 858m (gồm 25 nhịp 33m), chiều cao trụ từ 12-30m.
Ý kiến thẩm tra: Chỉnh tuyến sang phải đoạn Km23+800-Km24+200 để giảm chiều cao đào vào sườn đồi, đồng thời hạ đường đỏ đoạn Km24+200-Km24+900 và tăng dốc dọc phía cuối (Km24+640-Km24+940) từ 4% lên tối đa 6%. Theo đó, sau khi điều chỉnh chiều dài cầu địa hình Mụ Em giảm từ 858m (25x33m) còn khoảng 300m (gồm 4 cầu: 2 cầu 2x33m, 1 cầu 1x33m, 1 cầu 3x33m), giảm 558m dài, tương đương giảm 17 nhịp 33m, các đoạn nền đắp cao khoảng 4-6m.

Hình 5: Điều chỉnh đường đỏ cắt dọc đoạn Km23+800-Km24+900
+ Đoạn Km26-Km28 (Tư vấn Bắc Miền Trung lập TKKT): Tuyến đi bên trái sông Ba Ran trên sườn núi, đào sâu taluy 80m đồng thời thiết kế 5 cầu địa hình (cầu Khe Lạnh 3x24m, Cầu cạn Km26+686 gồm 1x33m, cầu cạn 2 Km27+124 gồm 3x33m, cầu cạn 3 Km27+542 gồm 3x33m và cầu Khe Ao 7x33m) với chiều cao mố trụ lớn (chiều cao trụ trung bình 25m).
Sau khi điều chỉnh tuyến theo TVTT, hướng tuyến thẳng đẹp hơn, bán kính đường cong bằng tối thiểu tăng từ R=140m lên R=250m. Tuyến điều chỉnh cắt sông Ba Ran 4 lần và thiết kế 4 cầu qua sông với tổng chiều dài 16x33m tương đương, nhưng chiều cao mố trụ cầu giảm (chiều cao trụ trung bình 15m) do cầu vượt sông tính theo tần suất thủy văn, đồng thời giảm khối lượng đào sâu (chiều cao đào lớn nhất 40m).
Hình 6: Điều chỉnh hướng tuyến đoạn Km26-Km28

+ Đoạn Km39+960 – Km40+320 (Tư vấn 2 lập TKKT) bên trái tuyến là nền đường đắp, nền tự nhiên có độ dốc ngang lớn, hồ sơ bố trí nhiều đoạn tường chắn. TVTT thẩm tra đề nghị dịch cánh tuyến về bên phải 8m để tránh đắp vào sườn dốc, giảm khối lượng tường chắn và tăng độ ổn định nền đường.
+ Đoạn Km50+900 – Km51+140 (Tư vấn 123 lập TKKT): Theo TKKT tuyến đi bên trái đường dân sinh và khu dân cư tái định cư, điều chỉnh tim tuyến sang trái để không phải làm đường hoàn trả ĐT601 hai lần khi làm đường cao tốc hoàn chỉnh, tránh giải phóng nhà dân bên phải tuyến.
+ Đoạn Km59+500 – Km60+500 (Tư vấn 5 lập TKKT) điều chỉnh tuyến về bên phải để tránh trường Mầm non xã Hoà Bắc.
+ Điều chỉnh đường đỏ các đoạn không hợp lý để giảm các đoạn dốc ngược, điều hòa lại dốc để giảm độ dốc dọc tối đa, giảm chiều dài, chiều cao tường chắn và giảm chiều cao mố trụ cầu...
Ngoài việc điều chỉnh hướng tuyến, đường đỏ để cải thiện yếu tố hình hình học, giảm khối lượng, TVTT còn đưa ra ý kiến về các giải pháp về công trình (cầu, cống, tường chắn...) cho phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất khu vực.
3. Hiệu quả mang lại:
- Về pháp lý: Các ý kiến của TVTT cơ bản đã được TVTK tiếp thu chỉnh sửa và được Bộ GTVT phê duyệt TKKT các gói thầu và phê duyệt điều chỉnh thiết kế cơ sở điều chỉnh.
- Về tiêu chuẩn kỹ thuật: đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật chung của dự án, nhiều đoạn tuyến sau khi điều chỉnh hướng tuyến thẳng đẹp hơn so với hồ sơ ban đầu của TVTK. Về trắc dọc, do điều chỉnh điều hòa lại dốc dọc tổng thể nên trắc dọc tuyến có độ dốc dọc giảm hơn. Tuy nhiên cục bộ một số vị trí độ dốc dọc lớn hơn so với hồ sơ của TVTK để trắc dọc bám sát địa hình.
- Về kinh tế: Việc điều chỉnh thiết kế theo ý kiến thẩm tra đã góp phần làm giảm đáng kể khối lượng xây dựng công trình. Giá trị xây lắp các gói thầu giảm so với thiết kế kỹ thuật TVTK trình ban đầu. So sánh giá trị dự toán được duyệt với giá trị các gói thầu theo kế hoạch đấu thầu, cùng với việc áp giá vật liệu tại thời điểm duyệt, tổng cộng giá trị xây lắp giảm khoảng 2500 tỷ đồng, trong đó các giải pháp điều chỉnh thiết kế do TVTT đưa ra góp phần giảm khoảng 800-1.000 tỷ đồng. Hiện Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đang triển khai thiết kế và thi công mở rộng nền giai đoạn 2 và kiên cố hóa từ nguồn vốn dư giai đoạn 1 của dự án.
So sánh giá trị dự toán xây lắp trong bước FS với bước TKKT sau thẩm tra
Giá trị xây lắp GĐ1 trong FS (theo quyết định số 4166/QĐ-BGTVT ngày 17/12/2013 Tổng giá trị trong bước TKKT được duyệt gồm 32 gói thầu xây lắp (không bao gồm đoạn Hòa Liên - Túy Loan tận dụng) Chênh lệch
(giảm)
7.282 tỷ đồng 4.773 tỷ đồng 2.509 tỷ đồng
(Chi tiết giá trị các gói thầu xem bảng phụ lục trang sau).
4. Các nguyên nhân chủ yếu:
Bước báo cáo nghiên cứu khả thi do 2 đơn vị là Tư vấn Trường Sơn (đoạn Km0-Km36 thuộc địa phần Thừa Thiên - Huế) và TECCO5 lập (đoạn Km36-Km66 thuộc TP. Đà Nẵng) được lập từ những năm 2003-2005, hướng tuyến chủ yếu trên bản đồ 1/50.000 sau đó triển khai ra ngoài thực địa với quy mô cao tốc hoàn chỉnh với quy mô Bn=24m. Đến năm 2012-2013, do nguồn ngân sách khó khăn nên Chính phủ có chủ trương cắt giảm quy mô, Dự án được duyệt theo quy mô cao tốc nhưng phân kỳ giai đoạn 1 với mặt cắt ngang Bn=12m. Thời điểm lập lại báo cáo khả thi phân kỳ được tận dụng hoàn toàn từ hồ sơ trước đây, không khảo sát lại mà chủ yếu biên tập lại hồ sơ.
Do dự án kéo dài, các kỹ sư chủ nhiệm dự án ban đầu thay đổi, các chủ nhiệm sau tiếp quản lại dự án không đi hiện trường xem xét lại hồ sơ dự án.
Trong bước TKKT, Chủ đầu tư là nhà đầu tư (công ty BT Cam Lộ - Túy Loan) phân chia dự án thành quá nhiều gói thầu và lựa chọn nhiều đơn vị tư vấn khác nhau để lập TKKT (9 đơn vị Tư vấn: Tư vấn Trường Sơn, Tư vấn Tấn Phát, Tư vấn Quảng Nam, Tư vấn Bắc Miền Trung, Tư vấn 123, tư vấn Cầu lớn hầm, Tư vấn Trường Sơn Quảng Bình, Tư vấn 2, Tư vấn 5, trong đó nhiều gói thầu còn chia ra cho các tư vấn phụ nữa, có đơn vị tư vấn phụ chỉ thiết kế 1km). Ngoài một số đơn vị Tư vấn lớn có kinh nghiệm thiết kế đường miền núi, còn lại nhiều đơn vị tư vấn chưa có kinh nghiệm thiết kế đường cao tốc qua khu vực địa hình miền núi nên khi thiết kế các đơn vị này hầu hết chỉ dựa theo tim tuyến bước BC NCKT để thiết kế trên phân đoạn của mình với chiều dài từ 1-3km, không có cái nhìn tổng quát về hướng tuyến tổng thể. Khi thiết kế, theo tiến độ dự án nên nhiều hồ sơ chỉ thiết kế xong 1km cũng nộp cho TVTT để xem xét, nhiều đoạn tuyến ngắn không liên tục.
Khi xem xét một đoạn tuyến ngắn có thể thiết kế là phù hợp, tuy nhiên khi ghép nối các đoạn ngắn liền nhau lại thì các nhìn tổng quát sẽ khác, có thể lựa chọn tim tuyến tối ưu hơn. TVTT dựa trên hồ sơ dự án được duyệt và tập hợp các đoạn ngắn khác nhau để xem xét và đưa ra hướng tuyến chung hợp lý hơn.
Ngoài ra, trong quá trình đi thị sát tuyến cùng TVTT, nhiều chủ nhiệm  hoặc kỹ sư thiết kế đi cùng không nắm bắt kỹ hiện trường, nhiều kỹ sư không biết tuyến ở đâu ?.
 Đơn vị tư vấn tổng thể (TV Trường Sơn) cũng thực hiện thiết kế trên phân đoạn của mình nên công tác soát xét tổng thể còn chưa qua tâm nhiều, các hồ sơ của các đơn vị lập xong đều gửi đồng thời cho 3 nơi (Tổng thể, TVTT, Ban A) để soát xét nên vai trò tư vấn tổng thể chủ yếu là ban hành hồ sơ mẫu.
Vì vậy, các soát xét hồ sơ, ghép nối các phân đoạn thiết kế... chủ yếu do TVTT thực hiện.
  5. Bài học kinh nghiệm trong thiết kế đường ô tô qua khu vực địa hình khó khăn:
Trong công tác thiết kế đường ô tô nói chung và thiết kế đường qua khu vực miền núi có điều kiện địa hình khó khăn nói riêng, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tính tổng thể của tuyến: Hướng tuyến tổng thể của dự án cần bám sát quy hoạch chung về đường bộ được phê duyệt, kết nối các trung tâm kinh tế xã hội của đất nước và khu vực. Cần các định được tính chất phục vụ của đường cần thiết kế: đường cao tốc hay đường Quốc lộ, tỉnh lộ, là tuyến trục dọc hay trục ngang....để từ đó xác định hướng tuyến cần phải đi như thế nào, các điểm kết nối tại đầu và cuối tuyến. Hướng tuyến tổng thể cần được xác định trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 đến 1/100.00 hoặc các bản đồ quy hoạch về GTVT, quy hoạch vùng.
- Các điểm khống chế chính: Sau khi xác định được hướng tuyến tổng thể (điểm đầu, điểm cuối và hướng chính), cần xác định các điểm khống chế mà tuyến bắt buộc phải đi qua (đối với đường miền núi là các vị trí đỉnh đèo phải vượt qua, các sông lớn, đối với các Quốc lộ là các khu trung tâm kinh tế, xã hội của địa phương...).
- Triển khai tuyến theo các điểm khống chế: Trên cơ sở các điểm khống chế chính, triển khai tuyến trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 đến 1/10.000. Xuất phát tuyến từ các đỉnh đèo đi về hai phía theo hướng tuyến chính, thả dốc theo cao độ, độ dốc dọc tuyến để các điểm khống chế tiếp theo. Đối với đường miền núi cần lựa chọn tuyến đi vào khu vực địa hình thoải, độ dốc ngang không quá dốc, trường hợp địa hình chung quá khó khăn cần thiết dự kiến công trình cầu địa hình... Ngoài ra cần thu thập các quy hoạch của địa phương liên quan đến tuyến đường để xác định hướng tuyến cho phù hợp quy hoạch. Sau khi có hướng tuyến sơ bộ, công việc rất quan trọng là đi thị sát tuyến.
Hiện nay, với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại việc xác định hướng tuyến từ bản đồ ra thực địa khá thuận lợi (sử dụng bản đồ số google map, google earth hoặc hệ thống định vị GPS cầm tay). Các kỹ sư thiết kế có thể cơ bản đi dọc theo hướng tuyến đã vạch trên bản đồ để có cái nhìn thực tế về hướng tuyến (quan sát sơ bộ về địa hình, địa chất, các vấn đề xã hội, dân cư liên quan đến tuyến) có các điều chỉnh cần thiết (nếu có) để có hướng tuyến phù hợp trước khi khảo sát.
Đối với một số đoạn tuyến khó, sau khi nghiên cứu kỹ cần làm việc với các bên liên quan (cán bộ KCS, TVTT, Ban A...) để thống nhất sơ bộ trước khi khảo sát hiện trường, tránh phải là đi làm lại và phát sinh khối lượng khảo sát.
- Các giải pháp thiết kế công trình: Đối với một số các điểm khống chế đặc biệt về địa hình cần nghiên cứu các giải pháp công trình: cầu vượt địa hình, tường chắn, đường nửa cầu hoặc hầm. Cần so sánh, lựa chọn các kết cấu công trình khác nhau và so sánh giá để quyết định.
 Khi có được hướng tuyến và các vị trí các công trình chủ yếu, công tác khảo sát, thiết kế sẽ được tiến hành theo các quy định hiện hành để có sản phẩm tư vấn chất lượng cao cho khách hàng.
Trên đây là nội dung đề tài: Các giải phải điều chỉnh thiết kế hợp lý để giảm đáng kể khối lượng xây dựng công trình trong công tác thẩm tra TKKT dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan (giai đoạn 1). Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt đề tài hội thi đồ án xuất sắc - Ý tưởng sáng tạo TEDI 2017 xem xét.
 
       
BẢNG TỔNG HỢP GIÁ TRỊ XÂY LẮP CÁC GÓI THẦU (GIAI ĐOẠN 1)
Công trình: Đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn - Túy Loan
TT Tên gói thầu Giá trị xây lắp theo FS (tạm chia gói thầu) Giá xây lắp theo TKKT tạm duyệt
A Phần đường + Hầm    
1 Gói thầu XL1: Xây lắp đoạn Km0 - Km5 169.325 106.800
2 Gói thầu XL2: Xây lắp đoạn Km5 - Kml 1 (Không bao gồm các cầu: Tây Hy, Can, Cọc 11, Cọc 34) 322.677 164.086
3 Gói thầu XL3: Xây lắp đoạn Kml 1 - Kml5 (Không bao gồm các cầu Cọc 7, Cọc H6, Phú Mậu 1, Phú Mậu 2, Vực Tròn) 311.046 255.759
4 Gói thầu XL4: Xây lắp đoạn Kml 5 - Kml6 (Không bao gồm cầu Cây Xoài) 80.289 83.800
5 Gói thầu XL5: Xây lắp đoạn Km16 - Km18 191.644 114.589
6 Gói thầu XL6: Xây lắp đoạn Kml8 - Km21 225.178 125.359
7A Gói thầu XL7A: Xây lắp đoạn Km21 -Km23(Không bao gôm các cầu: Mụ Em, Cạn 1, Cạn 2, Cạn 4, Khe Lạnh) 260.063 57.759
7B Gói thầu XL7B: Xây lắp đoạn Km23 -Km26+500 90.214
8 Gói thầu XL8: Xây lắp đoạn Km26+500 -Km31 (Không bao gồm các cầu: Cọc 12, Cọc 3, Cọc 10C, Khe Ao, Thầu Dâu, Khe Lô) 249.653 141.711
9 Gói thầu XL9: Xây lắp đoạn Km31 - Km38 (Không bao gồm các câu: Lồ Ô, Ba Bi, Mò Ran, Km36+285, Km36+523) 310.504 100.390
10 Gói thầu XL10: Xây lắp đoạn Km38 - Đến đầu cầu Km41+079 (không bao gồm các cầù: Km38+550, Kni40+000, Km40+729) 185.782 76.086
11 Gói thầu XL11: Xây lắp đoạn Km4l - Km45 (Không bao gồm các cầu: Km41+079, Km41+963, Km43+14I) 239.236 133.327
12 Gói thầu XL12: Xây lắp đoan Km45 -Km4 7+421.21 169.956 86.627
13 Gói thầu XLI3: Xây lắp hầm Mũi Trâu (Km47+421.21 -Km49+428) 774.466 748.140
14 Gói thầu XL14; Xây lăp đoạn Km49+428 -Km52 209.815 145.845
15 Gói thầu XL 15: Xây lắp đoạn Km52 - Km56 353.022 211.600
TT Tên gói thầu Giá trị xây lắp theo FS (tạm chia gói thầu) Giá xây lắp theo TKKT tạm duyệt
16 Gói thầu XL16: Xây lắp đoạn Km56 - Đến đầu cầu Km62+035 (Không bao gồm các cầu: Km56+349, Km56+880, Km58+114, Km59+851, Km60+107, Km60+928, Km61+458) 255.345 177.966
17 Gói thầu XL17: Xây lắp đoạn Km62 - Đến cuối tuyến bao gồm cả đường nhánh, nút giao (Không bao gồm các cầu: Km62+035, Km63+207, Km64+075, Km64+842) 218.124 241.530
B Phần cầu   0
18 Gói thầu XLI8: Xây lắp Cầu Tây Hy 282.346 85.960
19 Gói thầu XL19: Xây lắp các cầu: Cạn, Cọc 11, Cọc 34, Cọc 7, Cọc H6, Phú Mậu 1, Phú Mậu 2, Vực Tròn, Cây Xoài 414.532 196.088
20 Gói thầu XL20: Xây lắp Cầu Mu Em 262.635 44.120
21 Gói thầu XL21: Xây lắp các cầu: Cạn 1, Cạn 2, Cạn 4, Khe Lạnh 181.901 136.637
22 Gói thầu XL22: Xây lắp các cầu: Cọc 12, Cạn 3, Cọc 10C, Khe Ao, Thầu Dâu, Khe Lô 193.271 161.034
23A Gói thầu XL23A: Xây lắp các cầu: Lồ Ô, Ba Bi 188.699 82.515
23B Gói thầu XL23B: Xây lắp các cầu: Mò Ran, Km36+285, Km36+523 70.799
24 Gói thầu XL24: Xây lắp các cầu: Km38+550, Km40+000, Km40+729, Km41+079, Km41+963, Km43+I41 294.701 198.940
25 Gói thầu XL25: Xây lắp các cầu: Km56+349, Km56+880, Km58+114 298.046 191.445
26 Gói thầu XL26: Xây lắp các cầu: Km59+85 1, Km60+107, Km60+928, Km61+458, Km62+035, Km63+207, Km64+075 336.664 172.554
27 Gói thầu XL27: Xây lắp Cầu Km64+842 233.691 154.297
28 Gói thầu XL28: cầu Km35+879,48 Thiếu cầu này 121.222
  Tổng cộng (A+B) 7.212.611 4.773.622
 (Nguồn: Số liệu do phòng Kỹ thuật-Thẩm định Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh tổng hợp tháng 6/2017)

Tác giả bài viết: Nguyễn Xuân Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết





 

Đăng nhập thành viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 205

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 203


Hôm nayHôm nay : 46833

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1709454

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23026181

Địa điểm công ty


Xem Công ty cổ phần TVTK Đường bộ (HECO) ở bản đồ lớn hơn